empty
 
 
vi
Hỗ trợ
Mở tài khoản ngay lập tức
Tải nền tảng giao dịch Metatrader
Khởi động WebTrader

Giá của đồng tiền này so với đồng tiền kia thay đổi thường xuyên (tăng hoặc giảm). Ví dụ, sẽ không rõ ràng khi chúng ta nói đồng đô la Mỹ đang giảm, vì đồng đô la Mỹ có thể tăng so với đồng đô la Úc và giảm sao với đồng Euro. Tiền tệ luôn được giao dịch theo cặp. Khi một loại tiền tệ được định giá so với một loại tiền khác, kí hiệu của những loại tiền tệ có thể được chia ra bằng một dấu gạch chéo (/) và được viết theo cách sau: EUR / USD.


Cặp tiền tương ứng với tỷ lệ của giá tiền tệ tạo thành cặp đó. Ví dụ, giá của cặp EUR/USD cho biết bạn cần bao nhiêu đô la để có thể mua 1 euro. Đồng tiền đầu tiên trong cặp là đồng tiền cơ sở và đồng tiền thứ hai là đồng tiền định giá. Đồng euro là đồng tiền cơ sở so với các loại tiền tệ lớn trên thế giới khác. Có các cặp tiền tệ cơ bản sau đây:


Kí hiệu Tên Cụm từ thông dụng
EUR/USD Euro, Đô la mỹ Euro
USD/JPY Đô la Mỹ, Yên Nhật Yên Nhật
GBP/USD Bảng Anh, Đô la Mỹ Sterling hoặc Cable
USD/CHF Đô la mỹ, đồng franc Thụy Sĩ
AUD/USD Đô la Úc, Đô la Mỹ Aussie
USD/CAD Đô la Mỹ, Đô la Canada Loonie
NZD/USD Đô la New Zealand, Đô la Mỹ Kiwi

Những cặp tiền tệ chính chiếm khoảng 75% các hoạt động thị trường ngoại hối trên là: EUR/USD, GBP/USD, USD/CHF, và cặp USD/JPY. Như chúng ta thấy, đồng đô la Mỹ xuất hiện trong tất cả các cặp tiền tệ, do đó, nếu một cặp tiền tệ có đồng đô la Mỹ, cặp này được coi là cặp tiền tệ chính. Cặp mà không bao gồm đồng đô la Mỹ được gọi là cặp tiền tệ chéo, hoặc tỷ giá chéo. Dưới đây là các cặp tỷ giá chéo được giao dịch nhiều nhất:


Kí hiệu Tên
EUR/CHF Euro-franc
EUR/GBP Euro-bảng Anh
EUR/JPY Euro-yên Nhật
GBP/JPY Bảng Anh-yên Nhật
AUD/JPY Đô la Úc-yên Nhật
NZD/JPY Đô la New Zealand-Yên Nhật



Cặp GBP/USD.
Thứ Tư Đen Tối năm 1992
Cặp GBP/USD.
Thứ Tư Đen Tối năm 1992
Như vậy, chúng ta hãy xem xét các sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử của các cặp tiền tệ.
Một trong những chuyển biến thú vị nhất trong lịch sử thị trường Forex được thể hiện bởi đồng bảng Anh vào mùa thu năm 1992, vào ngày 16 tháng 9. Ngày hôm đó được gọi là Thứ tư Đen tối với bảng Anh đã cho thấy sự sụt giảm lớn nhất. Đã được thấy chủ yếu là trong cặp GBP/DEM (bảng Anh so với đồng Mác Đức) và cặp GBP/USD (Bảng Anh so với đôla Mỹ).
Sự sụt giảm của đồng bảng Anh so với đồng đôla Mỹ trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1992 đã chiếm 25% (từ 2,01 đến 1,51 GBP/USD).

Vì vậy, chúng ta hãy cùng xem xét những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử của các cặp tiền tệ.

Một trong những chuyển biến thú vị nhất trong lịch sử của thị trường ngoại hối là bảng Anh vào mùa thu năm 1992, ngày 16 tháng 9. Hôm đó được gọi là ngày thứ Tư đen tối khi mà bảng Anh bị rớt giá mạnh, chủ yếu là cặp GBP/DEM (Bảng Anh và Mác Đức) và cặp GBP/USD (Bảng Anh và đô la Mỹ).

Sự rớt giá 25% của đồng bảng Anh so với đồng USD trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1992, (2,01-1,51 cặp GBP / USD).

Lý do chính của cuộc khủng hoảng được cho là có sự tham gia của Vương quốc Anh trong hệ thống tiền tệ châu Âu trong việc cố định hành lang tỷ giá hối đoái, cuộc bầu cử quốc hội vừa qua; sản lượng công nghiệp giảm, các ngân hàng của Anh đã nỗ lực để giữ tỷ giá ngang bằng với đồng Mác của Đức, cũng như dòng chảy mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Đồng thời, vì lợi nhuận nên thị trường tiền tệ Đức càng trở nên hấp dẫn hơn so với thị trường bảng Anh. Hầu như tất cả các nhà đầu cơ đã đổ xô bán bảng Anh để đổi lấy đồng Mác và đô la Mỹ. Và hậu quả của cuộc khủng hoảng tiền tệ là: lãi suất tăng mạnh từ 10% đến 15%, Chính phủ Anh đã phải chấp nhận giảm giá đồng bảng Anh và ly khai khỏi hệ thống tiền tệ Châu Âu. Kết quả là, đồng bảng Anh trở về tỷ giá hối đoái thả nổi.

Một cặp tiền tệ hấp dẫn khác là đồng đô la Mỹ so với đồng yên Nhật Bản (USD / JPY). Đồng đô la Mỹ và yên Nhật đứng thứ ba trong danh sách các cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất sau cặp EUR / USD và GBP / USD. Cặp này được giao dịch nhiều nhất trong các phiên giao dịch ở châu Á. Chuyển động của cặp này thường rất trơn tru, tỷ giá cặp USD/JPY nhanh chóng phản ứng với nguy cơ đạt đỉnh của thị trường tài chính. Tỉ giá đồng yên ở giai đoạn giữa những năm 80 đã bắt đầu tăng tích cực so với đồng đô la Mỹ. Trong giai đoạn đầu những năm 90, một nền kinh tế phát triển sinh động đã trở nên ngày càng bế tắc tại Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp tăng, thu nhập và tiền lương cũng như tiêu chuẩn sống của người dân nước này ngày càng giảm.

Và đến đầu năm 1991, nhiều tổ chức tài chính ở Nhật Bạn đã bị phá sản. Kết quả là, thị trường chứng khoán Nhật Bản bị đóng băng, đồng Yên bị trượt giá mạnh, sau đó là hàng loạt công ty sản xuất bị phá sản. Mức giá thấp nhất trong lịch sử của cặp USD / JPY được ghi nhận trong năm 1995 là -79,80.

Giai đoạn 1997-1998 khủng hoảng ở châu Á đã dẫn đến sự sụp đổ của đồng yên. Nó dẫn đến sự sụt giảm của cặp USD/JPY từ 115 yên cho $1 lên đến 150.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các hoạt động của con người. Và thị trường ngoại hối cũng không ngoại lệ. Mặc dù những người tham gia thị trường ngoại hối (ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, môi giới và các đại lý, các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và các công ty đa quốc gia) đang ở trong một vị trí khó khăn nhưng thị trường ngoại hối vẫn tiếp tục hoạt động thành công, ổn định và có lợi nhuận hơn bao giờ hết.

Cuộc khủng hoảng tài chính đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về giá trị tiền tệ trên thế giới. Trong cuộc khủng hoảng, đồng yên tăng mạnh nhất trong tất cả các loại tiền tệ chống lại tất cả các đồng tiền khác. Không phải là đồng đô la Mỹ, cũng không phải là đồng euro, đồng yên đã chứng minh đây là công cụ tiền tệ đáng tin cậy nhất cho các thương nhân. Một trong những lý do để đồng Yên trở nên vững mạnh như vậy có thể là do các thương nhân cần tìm một nơi trú chân tốt trong bối cảnh tiền tệ hỗn loạn. Các chuyên gia khác giải thích sự lên giá của đồng yên bằng cách từ chối thực hiện các giao dịch. Vì vậy, dưới đây là sự thay đổi tiền tệ của các cặo yên chính.



Cặp USD/JPY.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
Cặp USD/JPY.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
Một cặp tiền tệ hấp dẫn là đôla Mỹ so với đồng yên Nhật (USD/JPY). Đôla Mỹ và đồng yên Nhật đứng thứ ba trong danh sách của hầu hết các cặp tiền tệ được giao dịch sau cặp EUR/USD và GBP/USD. Cặp tiền đã giao dịch tích cực nhất trong các phiên giao dịch tại châu Á. Các biến động của cặp tiền này thường suôn sẻ; cặp USD/JPY nhanh chóng phản ứng với sự đạt đỉnh nguy cơ của thị trường tài chính.

Từ giữa những năm 80 xếp hạng đồng yên đã bắt đầu tăng tích cực so với đôla Mỹ. Vào đầu những năm 90 một sự phát triển kinh tế sôi nổi đã biến thành một bế tắc tại Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp đã gia tăng; thu nhập và tiền lương cũng như mức sống của người dân nước này đã giảm.

Và từ đầu năm 1991, điều này đã gây ra các vụ phá sản của nhiều tổ chức tài chính ở Nhật Bản. Như một hệ quả, báo giá trên sàn chứng khoán Tokyo sụp đổ, đồng yên mất giá đã diễn ra, sau đó, một làn sóng mới các vụ phá sản của các công ty sản xuất đã bắt đầu. Năm 1995 một mức thấp lịch sử của cặp USD/JPY đã được ghi nhận là -79,80.

Điều này đã bắt đầu trong cuộc khủng hoảng châu Á từ năm 1997-1998 đã dẫn đến sự sụp đổ của đồng yên. Đã dẫn đến một sụt giảm của cặp đồng yên-đôla Mỹ từ 115 yên mỗi một đôla Mỹ xuống còn 150.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến gần như tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Thị trường tiền tệ Forex cũng không ngoại lệ. Mặc dù, người tham gia Forex (các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, nhà môi giới và các đại lý, các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và các công ty xuyên quốc gia) đều ở trong một tình thế khó khăn, thị trường ngoại hối tiếp tục hoạt động thành công, nó ổn định và có lợi nhuận chưa từng thấy.

Cuộc khủng hoảng tài chính đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ của giá trị các đồng tiền thế giới. Trong cuộc khủng hoảng, đồng yên đã tăng mạnh nhất so với tất cả các đồng tiền khác. Không phải đồng đôla Mỹ hay đồng euro mà đồng yên đã chứng minh là công cụ tiền tệ đáng tin cậy nhất dành cho các nhà giao dịch. Một trong những lý do của sự mạnh lên này có thể là các nhà giao dịch cần tìm một nơi trú ẩn trong bối cảnh hỗn loạn tiền tệ. Các chuyên gia khác đã giải thích sự gia tăng của tỷ giá đồng yên bằng việc từ chối từ những giao dịch thương mại thực hiện. Như vậy, dưới đây là những thay đổi tiền tệ của các cặp đồng yên chính.


Cặp tiền tệ Giá trị trước cuộc khủng hoảng (08/2008) Giá trị sau cuộc khủng hoảng (01/2010) Tỉ lệ % thay đổi
USD/JPY 110.38 89.97 -18.5
GBP/JPY 213.50 142.79 -33.22
EUR/JPY 168.48 122.16 -27.5

Từ bảng trên chúng ta thấy rằng đồng yên tăng trên 18% so với đồng đô la Mỹ, tăng 27,5% so với đồng euro và 33% so với đồng bảng Anh. Trong số các đồng tiền mạnh nhất, đồng đô la Mỹ đứng vị trí thứ tư. Điều này có vẻ lạ vì đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền đáng tin cậy nhất trên thế giới, dù cho kinh tế Mỹ suy thoái, hệ thống tài chính của đất nước bị suy giảm, sử dụng kế hoạch Paulson $ 750 tỷ đồng cho việc phục hồi kinh tế và nợ nước ngoài không ngừng tăng nhanh, lên tới hàng chục tỷ USD. Nhà đầu tư vẫn dựa vào nó. Dưới đây là bảng tỷ giá tiền tệ thay đổi so với đồng USD.


Cặp tiền tệ Giá trị trước cuộc khủng hoảng (08/2008) Giá trị sau cuộc khủng hoảng (01/2010) Tỉ lệ % thay đổi
EUR/USD 1.5619 1.4328 -8.3
USD/CHF 1.0820 1.0555 -2.5
GBP/USD 1.9774 1.5990 -19.2

Từ các dữ liệu trên có thể thấy rằng đồng đô la Mỹ tăng 8,3% so với đồng euro và 19,2% so với đồng bảng Anh. Đồng yên và franc giảm đã được cố định theo mức tương ứng là 18,5% và 2,5%.

Trong những loại tiền tệ mạnh nhất thì đồng euro đứng ở vị trí thứ 12. Điều này là do: GDP và sản xuất của 3 quốc gia lớn nhất vùng Euro là Đức, Pháp và Ý thấp, lo sợ về cuộc khủng hoảng ở Châu Âu, những báo cáo về việc sản xuất trì trệ, lạm phát và nguồn nợ nước ngoài khổng lồ của các thành viên EU như Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Sau đó, có một mối đe dọa vể sự ly khai ở khu vực châu Âu. Sự sụp đổ của đồng euro đã được kích động bởi các nhà đầu tư, họ đã từ chối từ đồng tiền này để ủng hộ của các đồng tiền an toàn hơn (đồng đô la Mỹ và đồng yên). Bảng tỷ giá tiền tệ thay đổi so với đồng euro được đưa ra dưới đây


Cặp tiền tệ Giá trị trước cuộc khủng hoảng (08/2008) Giá trị sau cuộc khủng hoảng (01/2010) Tỉ lệ % thay đổi
EUR/CHF 1.6352
1.4747 -8.8
EUR/GBP 0.7900 0.8991 13.8
EUR/AUD 1.6974 1.5658 -7.7

Trong cuộc khủng hoảng tài chính đồng euro đã suy yếu so với các đồng tiền chính sau đây: đồng đô la Mỹ - 8,3%, đồng yên - 27,5%, đồng franc-8,8% và Úc - 7,7%. Những điều này đã nói lên rằng: không giống như thị trường chứng khoán và các hoạt động kinh doanh khác, thị trường ngoại hối không phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trái lại, nó còn được hưởng lợi.

Nhiều người tham gia thị trường tiền tệ đã đạt được mức lãi suất tuyệt vời trong giai đoạn khủng hoảng. Trong tình hình như vậy, nhiều người nhận thấy rằng thị trường ngoại hối chính là lối thoát duy nhất để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Ở Trung Quốc người ta thường nói rằng: một cuộc khủng hoảng không chỉ gây ra nhiễu loạn trong nền kinh tế và những căng thẳng trong xã hội, mà nó còn là một thời điểm thuận lợi cho việc đầu tư và giải quyết nhiều vấn đề khác.


Quay lại danh sách các bài báo
Mở tài khoản
Mở tài khoản
Thực hiện một ký quỹ
Thực hiện một ký quỹ
Không thể nói chuyện ngay bây giờ?
Đặt câu hỏi của bạn trong phần trò chuyện.